Trang chủ » Tư Duy Thiết Kế » Màu Sắc » Nguyên tắc phối màu cơ bản trong thiết kế

Nguyên tắc phối màu cơ bản trong thiết kế

bởi Thanh Phúc
Nguyên tắc phối màu cơ bản cho thiết kế

Màu sắc luôn đóng một phần quan trọng trong thiết kế. Nếu không nắm rõ nguyên tắc phối màu, thiết kế của bạn có thể trở nên rối mắt, không hài hòa, gây cảm giác khó chịu cho người xem.

Dưới đây là 6 nguyên tắc phối màu trong thiết kế, cùng nhau tìm hiểu nhé !

Phối màu đơn sắc (Monochromatic)

Nguyên tắc phối màu cơ bản cho thiết kế
Nguyên tắc phối màu đơn sắc

Phối màu đơn sắc là bạn chỉ sử dụng một màu đơn sắc làm chủ đạo hoặc ngoài ra bạn có thể sử dụng nhiều kiểu sắc độ khác nhau trong một một màu để chúng cộng hưởng lại với nhau.

Không cần quá cầu kỳ và kỹ thuật thuật nên kiểu phối màu đơn sắc này rất dễ chịu và thu hút người nhìn.

Chính sự đơn giản đó đôi khi làm bạn sẽ nhanh nhàm chán không có để lại ấn tượng nhiều, nên việc chọn cho mình những phụ kiện là vật không thể thiếu nhé.

Phối màu tương đối (Analogous)

Nguyên tắc phối màu cơ bản cho thiết kế
Nguyên tắc phối màu tương đối

Một trong những ba màu nằm liền kề nhau trong bánh xe bảng phối màu được gọi là màu tương đồng. Với cách phối màu này sẽ tạo nên sự nhã nhặn và đầy thu hút, kiểu phối màu tương đồng sẽ đa dạng hơn về màu sắc.

Giúp người nhìn bắt mắt và cuốn hút hơn. Tuy 3 màu phối lại với nhau, nhưng do nó đứng gần nhau nên không quá khó hay phức tạp để bạn chọn phối màu cho nó. Nhìn chúng rất dễ nhìn và cuốn hút.

Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)

Nguyên tắc phối màu cơ bản cho thiết kế
Nguyên tắc phối màu bổ túc trực tiếp

• Phối màu bổ túc trực tiếp là chọn màu đối diện nhau trên vòng tròn bánh xe của bảng phối màu, với cách phối đồ này sẽ giúp bạn trở nên tràn đầy năng lượng và luôn tích cực năng động hơn.

Sự kết hợp giữa các cặp màu đối xứng sẽ giúp bạn trở dễ dàng tạo được điểm nhấn, tạo nên ấn tượng trong cách phối đồ của mình.

• Khi chọn màu để phối màu bổ túc trực tiếp thì các nhà thiết kế cũng chọn cho mình màu chủ đạo rối tìm màu đối xứng với nó làm màu phụ.

Với cách phối này bạn nên nhớ không nên sử dụng những màu có sắc độ nhạt nó sẽ làm mất đi độ tương phản giữa các cặp màu với nhau.

Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)

Nguyên tắc phối màu cơ bản cho thiết kế
Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ ba

• Cách phối màu này là đặt 3 màu nằm trong 3 góc nhọn của một tam giác đều và 3 màu nằm 3 vị trí khác nhau nhưng chúng kết hợp với nhau sẽ tạo nên sự cân bằng trong cách phối màu.

Tuy ba màu phối lại với nhau nhưng thỉnh thoảng cách phối màu này được xem khá đơn điệu, không an toàn và tình trạng gặp nhiều là thiếu sáng.

Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)

Nguyên tắc phối màu cơ bản cho thiết kế
Nguyên tắc phối màu bổ túc xen kẽ

• Bạn thích sự chú ý hay để lại ấn tượng trong các biểu tiệc hay dạ hội thì cách phối màu xen kẽ sẽ là sự lựa chọn vô cùng hoàn hảo cho bạn.

Với cách phối này bạn có thể sử dụng thêm màu thứ 4, màu này phải cần được đối xứng với hai màu còn lại trong cách chọn màu của mình.

Nhiều nhà thiết kế đã chọn cách phối màu này và đã tìm ra được nhiều cặp màu lạ dành cho riêng mình.

• Theo xu hướng thì màu đen và trắng là hai màu làm nền chủ đạo. Tô điểm bởi các màu thứ ba giúp làm nổi bật hơn với các chi tiết phụ khác.

Tuy cách phối màu khá đơn giản mang nhiều hiệu quả nhưng bạn muốn làm nổi bật hơn thì nên chọn cho mình những gam màu nóng sẽ làm nổi bật hơn nhiều.

Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary)

Nguyên tắc phối màu cơ bản cho thiết kế
Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn

• Cách này là cách khó nhất trong những nguyên tắc phối màu ở trên. Vì đòi hỏi sự siêng năng và kỹ càng hơn. Phối màu sẽ giúp bạn mang đến phong cách hiện đại và mới mẻ, rất phù hợp dành cho xu hướng thiết kế hiện nay.

• Cách phối màu này nếu nhìn qua thì thấy rất khó để có thể để sử dụng chúng đúng cách, vì bạn có thể mất khá nhiều thời gian cho khâu chọn lọc và phối hợp sử dụng đúng cách.

Mẹo để chọn cho cách phối này là bạn cần chú ý cân bằng thật tốt giữa hai gam màu nóng đỏ.

Lời kết

Trên đây là 6 nguyên tắc phối màu cơ bản trong thiết kế mà các bạn cần biết. Hi vọng với việc tìm hiểu về bánh xe màu sắc giúp bạn thêm phần nào thiết thức về màu sắc. 

Xem thêm:

Nguồn: Tham khảo

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận